Khung học của ngành
Đầu bếp
Được dựa theo quy định về đào tạo nghề chuyên nghiệp của nước Đức, ngành Nhà Hàng-Khách sạn do Hội Đồng Bộ Trưởng Đức ký ngày 05.12.1997
Nội dung và mục đích của khung học là điều phối việc đào tạo nghề, để văn bằng được thị trừơng lao động chấp nhận, các môn học được kết nối với nhau hợp lý, tạo điều kiện cho học viên sau khi tốt nghiệp dễ dàng tham dự các khóa đào tạo nâng cấp khác có liên quan đến nghề nghiệp.
Chương trình giảng dạy không yêu cầu một phương pháp giảng dạy nhất định khô khan, nhưng độc lập và có trách nhiệm, có ý thức, sáng tạo và hành động là cách đào tạo tốt trong các hình thức giảng dạy. Các phương pháp giảng dạy đưa tới kết quả đều được chấp nhận. Nhà trường và các cơ sở đào tạo cộng tác song song theo hệ thống kép để đào tạo nghề, nhà trường mời các chuyên viên có kinh nghiệm trên thị trường giảng dạy, họ là những thày cô tốt nhất truyền nghề lại cho hậu thế với những kinh nghiệm quý giá sát thực tế.
Trường dạy nghề là một trung tâm đào tạo độc lập, nhưng sẵn sàng tham gia cộng tác với các trung tâm dạy nghề khác.
Nhà trừơng có trách nhiệm giúp các học viên trong việc đào tạo nghề và giáo dục phổ thông, quan tâm đặc biệt để truyền đạt các nội dung yêu cầu của chương trình đào tạo, từ căn bản đến chuyên nghiệp, trau dồi những kiến thức thiên phú có sẵn của học viên, nhờ đó sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm tròn nhiệm vụ nghề nghiệp, xây dựng một môi trường làm việc năng động, có trách nhiệm với Quốc Gia, xã hội và môi trường.
Nhà trừơng dạy nghề có mục đích:
- Truyền đạt khả năng chuyên môn, nối kết khả năng chuyên nghiệp với khả năng cá nhân con người, cập nhật hoàn cảnh xã hội và kinh tế.
- linh hoạt hoá nghề nghiệp để đáp ứng kịp thời các thay đổi môi trường làm việc và phát t riển của xã hội.
- Thúc đẩy tinh thần hiếu học, đào tạo thêm sau khi tốt nghiệp
- Thúc đẩy phát triển khả năng cá nhân trong cuộc sống , tham gia và có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.
Để đạt được những mục đích này trường dạy nghề phải:
- Định hướng, nhận lãnh trách nhiệm giáo dục và đào tạo rõ ràng
- Truyền đạt kỹ năng chuyên môn cần thiết cho các ngành nghề
- Đảm bảo linh hoạt trong đào tạo để phát triển những khả năng và tài năng khác nhau của học viên cũng như để đáp ứng các yêu cầu thay đổi liên tục của thị trường và xã hội
- Nhà trường phải làm hết khả năng của mình thúc đẩy và giúp đỡ các học viên khuyết tật và kém may mắn .
- Phân tích những yếu tố nguy hiểm của môi trường , của nghề nghiệp có liên quan tới cuộc sống cá nhân.
- Nhấn mạnh những vấn đề thời sự như:
- Lao động và thất nghiệp
- Một thế giới hoà bình đa văn hóa
- Bảo vệ thiên nhiên
- Bảo đảm quyền lao động
Những chương trình đào tạo của nhà trường phải hướng tới các thanh thiếu niên có trình độ học vấn, văn hoá và kinh nghiệm từ các cơ sở đào tạo khác nhau.
Trường dạy nghề chỉ có thể hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình khi chú ý tới những khác biệt này.
Đặc biệt nâng đỡ phát triển khả năng thiên phú cá nhân của các học viên , kể cả những học viên có hoàn cảnh khó khăn nhưng có biệt tài.
Năm đầu tiên, các ngành Đầu Bếp, Trợ lý nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Chuyên viên khách sạn Quản lý khách sạn, Quản lý bếp công nghiệp cùng học chung một chương trình giống nhau, đó là thời gian đào tạc căn bản cho các ngành.
Năm thứ hai các ngành Trợ lý nhà hàng, Quản lý nhà hàng, Chuyên viên khách sạn Quản lý khách sạn, Quản lý bếp công nghiệp học chung một chương trình chuyên nghiếp giống nhau, tập trung vào thương mại như tiếp thị, tư vấn và bán hàng tại nhà hàng, dịch vụ kinh doanh, hệ thống quản lý hành hoá.
Ngành đầu bếp có chương trình đào tạo chuyên nghiệp riêng.
Cuối năm thứ hai, các học viên ngành Trợ lý nhà hàng thi tốt nghiệp. Sau khi tốt nghiệp và đi làm ít nhất 2 năm, các học viên ngành Trợ lý nhà hàng có thể theo học thêm một năm chương trình đào tạo đặc biệt để thành Quản lý nhà hàng, Chuyên viên khách sạn hay Quản lý bếp công. Từ năm thứ 3, các ngành được đào tạo chuyên nghiệp khác nhau.
Trong 3 năm đào tạo, chương trình học luôn có cá môn
- ngôn ngữ chuyên ngành: là nhừng danh từ trong ngành được quốc tế hoá, ai ở trong ngành đều hiểu, trong ngành nhà hàng và khách sạn các danh từ chuyên ngành thường dùng Tiếng Pháp, các học viên không phải thông thạo Tiếng Pháp, nhưng phải thuộc lòng và hiểu ý nghĩa các danh từ đó.
- Anh ngữ là ngoại ngữ bắt buộc, sè được nhà trường đặc biệt đẩu tư. Sau 3 năm đào tạo, học viên phải có khả năng đối thoại với khác hàng bằng Anh Ngữ.
- Điện tóan : Sau 3 năm đào tạo học viên biết sử dụng thành thạo: Word, Excel, Outlook và Internet cũng như hệ phần mềm quản lý nhà hàng và khách sạn
Giờ |
|||||||
Năm 1 |
Năm 2 |
Năm 3 |
|||||
Ngành nghề |
-Đầu bếp -Trợ lý nhà hàng -Chuyên viên khách sạn -Quản lý nhà hàng -Quản lý khách sạn -Quản lý bếp công nghiệp
|
- Đầu bếp - Trợ lý nhà hàng -Chuyên viên khách sạn -Quản lý nhà hàng -Quản lý khách sạn -Quản lý bếp công nghiệp |
-Đầu bếp |
||||
Căn bản |
Chuyên nghiệp |
Chuyên nghiệp |
|||||
Khung học |
lý thuyểt |
Thực hành |
lý thuyểt |
Thực hành |
lý thuyểt |
Thực hành |
|
1.1 |
Trong nhà bếp |
140 |
560 |
|
|
|
|
1.2 |
Trong pham vi phục vụ bàn |
120 |
480 |
|
|
|
|
1.3 |
Trong phạm vi nhà kho |
60 |
240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 |
Các món chay |
|
|
60 |
240 |
|
|
2.2 |
Các món lót giạ |
|
|
40 |
160 |
|
|
2.3 |
Buffet nóng + lạnh |
|
|
40 |
160 |
|
|
2.4 |
Các món tráng miệng |
|
|
60 |
240 |
|
|
2.5 |
Các món theo thực đơn -À la carte |
|
|
80 |
320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3.1 |
Tiệc lớn - Bankett - |
|
|
|
|
80 |
320 |
3.2 |
Các tuần cuả sự liện |
|
|
|
|
80 |
320 |
3.3 |
Sáng tạo thực đơn |
|
|
|
|
60 |
240 |
3.4 |
Các món đắc sản Âu-Á |
|
|
|
|
60 |
160 |
|
Tổng cộng |
320 |
1280 |
280 |
1120 |
280 |
1040 |